Bảo mật điện thoại khỏi tin tặc xấu “ghé thăm”
Các hacker “mũ đen” ngày càng có những chiêu trò tinh vi và bí ẩn nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, tín dụng và tình trạng này hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Đó có thể là những cuộc gọi làm phiền dai dẳng báo nợ “trên trời rơi xuống”, những tin nhắn chứa mã độc chực chờ nuốt chửng mọi dữ liệu hoặc tệ hơn là những tin giả, mạo danh lừa tiền trắng trợn.
Hãy cùng Huy Hoàng Mobile “đọc vị” những mánh khóe của các siêu lừa để biết cách phòng thủ trước những đòn hiểm và bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản nhé!
Những kịch bản đi vào lòng người
Chắc hẳn, bạn đã nghe qua những vụ việc “dở khóc dở cười” khi nghe những kịch bản của các siêu lừa. Có thể thấy, những vụ lừa đảo qua không gian mạng gần đây không chỉ là do một cá nhân duy nhất “tự biên tự diễn” mà có sự phối hợp “ăn ý” của cả một quy mô lớn hơn - gọi vui là “tập đoàn” lừa đảo.
Chị Ngọc Mai, ngụ tại quận 12, TP.HCM cho biết chị từng bị tấn công điện thoại bằng các cuộc gọi suốt hơn 3 tháng. Nội dung cuộc gọi là về người thân của chị Mai có tên là X, vay tiền nhưng không trả, bây giờ chuyển sang bắt chị “đổ vỏ”. Thế nhưng, kỳ thực, chị Mai khẳng định đã lục tung danh sách anh em, họ hàng đôi bên lẫn bạn bè và cho biết không hề quen biết người tên X. Dù đã chặn các số điện thoại “năm lần bảy lượt” nhưng vẫn luôn có số mới gọi đến, kèm theo những người gọi khác nhau. Chỉ khi báo cáo với cơ quan công an chức năng, chị mới phần nào bớt lo lắng và sợ hãi.
Không chỉ vậy, các đối tượng còn đánh vào tâm lý “thương cảm”, mạo danh người thân, người nhà để dụ dỗ các nạn nhân chuyển tiền. Hoặc tệ hơn, trong thời gian vừa qua, các bậc cha mẹ đã liên tục nhận được các cuộc gọi với thông tin sốt sắng về các con, đại loại như bé bị tai nạn, cần tiền để tiến hành khám chữa kịp thời. Không ít những phụ huynh đã mất bình tĩnh trước những kịch bản này và đã chuyển tiền để mong con được bình an.
Hoặc đối với các học sinh, sinh viên ít kinh nghiệm, mong muốn có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, các đối tượng đã lôi kéo các em vào đường dây lừa đảo bằng cách đưa ra những công việc với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn, thời gian làm việc linh động, thao tác dễ dàng. Ví như like, share bài trên các trang mạng xã hội, cộng tác viên bán hàng online, nạp quản lý game,...
Nguyên nhân từ đâu
Có rất nhiều các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau dẫn đến việc bị tin tặc dòm ngó và mất cắp thông tin, danh tính cá nhân. Rất nhiều người sững sờ khi biết từng chi tiết như số điện thoại, địa chỉ nhà, số CCCD, địa chỉ IP,... đều được gói gọn trong danh sách data của các siêu lừa đảo.
Điều này có thể lý giải khi các bên khác nhau thu thập, trao đổi và bán data cho lẫn nhau, nhưng dễ thấy là cho các công ty bảo hiểm, tài chính tín dụng,... Thế nhưng, bạn không thể biết “hành trình” của các data đi về đâu, có lọt vào tay các hacker hay không?
Các hacker còn cao tay hơn khi lợi dụng uy tín ngân hàng, giả mạo qua tin nhắn có kèm đường link độc hại hoặc hack thẳng vào hệ thống tin nhắn khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng khi bắt gặp. Kẻ gian còn “đáng gờm” hơn khi hack trực tiếp vào các camera khi bạn thực hiện thao tác rút tiền.
Khi tham gia các khảo sát ngoài đường, rất nhiều người đã cho số điện thoại ảo hoặc số đã qua sử dụng để tránh lộ thông tin bị làm phiền. Nhiều kẻ khác còn hack camera điện thoại cá nhân của người dùng, nhìn lén, lấy vân tay, bẻ khóa Icloud (đối với Iphone),...
Xử trí khi bị lừa đảo: đừng hoảng để bị sập bẫy
Có nhiều cách xử lý khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp nhưng điều đầu tiên bạn cần phải lưu tâm đó là giữ bình tĩnh, sáng suốt trước mọi tin xấu.
Khi bị hack Facebook: nhanh chóng thông báo cho người thân, bạn bè qua các kênh khác nhằm cảnh báo mọi người không bị sập bẫy. Tiếp đến, bạn có thể liên hệ đến các bên dịch vụ lấy lại nick Facebook, hoặc thực hiện báo lên trung tâm Facebook để được xác minh (buộc chụp CCCD hai mặt), sau đó tìm cách xóa số điện thoại của “kẻ lạ mặt” và thay thế bằng một email mới (chưa từng tạo lập Facebook hay có liên kết). Quá trình này có thể mất từ 3 - 4 giờ (nếu nhanh) hoặc 15 - 30 ngày tùy trường hợp.
Khi phát hiện bị trừ tiền vô cớ: được chia làm 2 trường hợp như sau
- Thẻ tín dụng (credit): ngay lập tức báo lên ngân hàng, yêu cầu khóa thẻ ngay lập tức. Chứng minh, sao kê không hề sử dụng tiền trong khoảng thời gian đó, tiền sẽ được hoàn tiền trong một vài ngày sau đó. Lưu ý, nên làm thẻ mới sau khi phát hiện vấn đề.
- Thẻ ghi nợ (debit) và tài khoản thanh toán: với trường hợp này, nếu bị mất tiền thì khả năng cao sẽ không thể lấy lại được số tiền đã mất. Bạn nên báo lên ngân hàng và yêu cầu khóa thẻ lẫn tài khoản, sau đó đến trực tiếp ngân hàng để làm thủ tục xác minh và làm lại thẻ mới sau đó.
Khi nhận được tin nhắn giả mạo: chiêu này nhắm vào tâm lý bị mất tiền của người dùng, bạn nên chú ý KHÔNG nên vội vàng nhấp vào. Gọi điện cho ngân hàng để xác minh và thông báo. Lưu ý: nếu bạn nhận được tin nhắn giả mạo ngân hàng có nghĩa kẻ lừa đảo đang ở phạm vi khá gần với bạn. Việc gửi tin nhắn đều là ngẫu nhiên trong phạm vị mà thiết bị cho phép.
Cuộc gọi FlashAI: bạn sẽ bị mất tiền cước điện thoại khi thao tác bấm phím 1, phím 2,... hoặc bị dẫn dụ vào các link lừa đảo, tải file chứa virus, bị lôi kéo đầu tư tài chính hoặc thực hiện chuyển tiền theo lệnh người gọi. Hoàn toàn không có chuyện chỉ nhấc máy là sẽ bị trừ tiền như tin đồn.
Theo chuyên gia dự án ChongLuaDao khuyến cáo, tuyệt đối khi nhận những cuộc gọi này không nên bắt máy để tránh tốn thời gian và để tránh bị dẫn dụ bởi những đòn tâm lý của kẻ lừa đảo. Không nhấp vào bất kỳ đường link qua tin nhắn hay qua cuộc gọi, không cung cấp mật khẩu và mã OTP và nên chậm lại, kiểm chứng và luôn luôn phải xác thực mọi thông tin.
Những tips bảo mật điện thoại khỏi tin tặc xấu
Sau đây là một vài tips giúp bạn giữ điện thoại tránh khỏi sự “ghé thăm” bất chợt của những hacker “mũ đen” nhé:
- Tránh để lộ thông tin cá nhân như số điện thoại, CCCD, địa chỉ nhà,... khi không cần thiết
- Giữ bình tĩnh trước các link mã độc có trong tin nhắn lạ
- Hạn chế sử dụng wifi “chùa”
- Dùng Screen Locker để khóa màn hình trước khi đưa điện thoại cho người khác
- Sao lưu dữ liệu điện thoại
- Ẩn thông báo trên màn hình khóa
- Sạc điện thoại ở cổng USB đáng tin cậy
- Mẹo: Tắt nguồn >> Khởi động lại ít nhất 1 lần/tuần. Đây là lời khuyên được đưa ra bởi Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), hữu ích trong việc gây gián đoạn hành vi hack của tội phạm mạng.
- Sử dụng miếng dán cường lực cường lực chống nhìn lén, chống vân tay
Tại Huy Hoàng Mobile, chúng tôi cung cấp dịch vụ sửa chữa điện thoại, hỗ trợ sao lưu dữ liệu và giúp dán miếng dán cường lực chống nhìn trộm và vân tay với một mức giá ưu đãi, phù hợp với mọi đối tượng. Ngoài ra, với đội ngũ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn tháo gỡ những thắc mắc và đưa ra lời khuyên để bảo vệ điện thoại một cách an toàn nhất.
Tổng kết:
Dù chuyện gì xảy ra, hãy luôn giữ một cái đầu lạnh để xử trí thật bình tĩnh trước mọi tình huống nhé! Hãy cập nhật những thông tin công nghệ bổ ích tại website Huy Hoàng Mobile mỗi ngày nhé!
Xem nhiều nhất
Huy Hoàng Mobile cung cấp cho bạn giải pháp là trả góp qua các công ty tín dụng uy tín như HD Saison, Mirae Asset, MB Creadit
Bên cạnh câu hỏi về các loại mã của iPhone đã được giải đáp ở bài viết trước, Huy Hoàng cũng thường xuyên nhận được thắc mắc của nhiều khách hàng về iPhone TBH hay iPhone CPO.
Năm 2019, Apple ra mắt Apple Watch Series 4 với thiết kế và tính năng vượt trội đánh bại mọi đối thủ trong khoảng thời gian bấy giờ. Một năm sau, Apple tiếp tục trình làng thế hệ kế nhiệm là Apple Watch Series 5 với sự nâng cấp nhẹ so với tiền nhiệm
Huy Hoàng Mobile hỗ trợ bạn phương thức trả góp nhanh chóng đơn giản để có thể sở hữu chiếc điện thoại mơ ước một cách dễ dàng nhất.
Đã đến lúc nâng cấp iPhone 11 Pro Max của bạn lên iPhone 13 Pro Max mới hơn? Và sự khác biệt thực sự giữa những chiếc điện thoại cách nhau hai thế hệ này là gì?